Bài học Lẵng quả thông dưới đây nhằm giúp các em học sinh biết cách cho và nhận quà cần phải hợp lí, thể hiện được tình cảm trân trọng, biết ơn của người cho và người nhận. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị đọc
a. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Pao-tốp-xơ-ki (1892 - 1968)
- Tên đầy đủ là Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki.
- Quê quán: Mát-xcơ-va (Nga).
- Phong cách: Ông có lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích Chiếc nhẫn bằng thép (1957).
- Thể loại: Truyện ngắn.
b. Tìm hiểu từ khó:
- Tuyệt mĩ: Đẹp đến mức không còn có thể đẹp hơn.
- Mục đồng: Trẻ chăn trâu, chăn bò.
- Anh chàng ba hoa: Người nói quá nhiều.
- Hào hiệp: Người cao thượng, rộng rãi, hết lòng vì người khác.
c. Đại ý:
Văn bản nói về cách ứng xử sao cho hợp lý khi trao tặng và khi nhận quà.
d. Bố cục:
Tìm hiểu văn bản theo 2 nội dung chính như sau:
- Nhân vật Đa-ni.
- Món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc.
1.2. Trải nghiệm cùng văn bản
a. Nhân vật Đa-ni:
- Xuất thân: Là con gái người gác rừng, tại một khu rừng gần thành phố Bơ-rơ-gơn.
- Ngoại hình: Xinh xắn, dễ thương
+ Có đôi bím tóc nhỏ xíu.
+ Khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị.
+ Mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ, màu đen.
- Là đứa trẻ nhận được tình yêu thương từ mọi người:
+ Cô chú đưa đi dự buổi hòa nhạc, chọn bộ trang phục nổi bật và phù hợp nhất.
+ Chính nhà soạn nhạc thiên tài cũng dành hơn một tháng mùa động giữ lời hứa tặng cô một bản nhạc.
- Diễn biến tâm lí trong buổi hòa nhạc:
+ Đó là lần đầu tiên cô nghe nhạc giao hưởng.
+ Giật mình khi nghe người giới thiệu nhắc đến tên cô.
+ Bồn chồn, xúc động khi biết được bản nhạc này chính là món quà nhà soạn nhạc tặng mình:
- Lập tức cau mày.
- Thở một hơi rất dài đến nỗi ngực đau.
- Ngăn nước mắt nghẹn ở cổ họng.
- Cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay.
- Ban đầu không nghe thấy gì vì lòng đang ào ạt cơn bão.
- Quay trở lại thực tại, trấn tĩnh lại để cảm nhận bài nhạc.
+ Nhớ đến những hình ảnh, giống như những giấc mộng.
+ Cảm động, biết ơn:
- Khóc, không giấu cảm xúc.
- Chạy nhanh ra công viên.
- Tiếc nuối vì không thể nói lời cảm ơn.
+ Hạnh phúc, vui vẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, trân trọng cuộc sống:
- Thì thầm "Hỡi cuộc sống, ta yêu người.".
- Cười phá lên, mơ to mắt nhìn những ánh đèn trên tàu.
→ Miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp. Đa-ni là người có tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu và trân trọng cuộc sống.
b. Món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc:
- Bản nhạc đặc biệt:
+ Hoàn cảnh: Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc gặp Đa-ni khi cô bé đang nhặt thông và hứa tặng cô một món quà thú vị sau 10 năm nữa.
→ Lẵng giỏ thông và Đa-ni chính là nguyên nhân gặp gỡ, cảm hứng sáng tạo của tác giả.
+ Thời gian thực hiện: Trong hơn một tháng mùa đông.
+ Buổi hòa nhạc:
- Bắt đầu với tiếng súng đại bác báo hiệu mặt trời lặn. Không ai thắp đèn ở giá nhạc.
- Được giới thiệu rõ ràng: Là món quà đặc biệt của nhà soạn nhạc dành cho cô bé Đa-ni.
- Tất cả những giai điệu uyển chuyển và những tiếng sấm sét đều gợi những hình ảnh như những giấc mộng, gợi nhắc hình ảnh quê hương Đa-ni:
Tiếng tù và mục đồng trầm bổng buổi sáng sớm, hàng trăm âm thanh của đàn nhạc. Giai điệu lớn dần, ào ào như gió thổi qua những ngọn cây, bứt các lá vàng, lay ngọn cả, phả vào mặt những làn gió mát rượi.
Những con tàu thủy tinh rẽ sóng sủi bọt. Gió thổi và những dây dợ. Âm thanh ấy chuyển thành tiếng chuông rừng chen chúc, thành tiếng chim hót, thành tiếng trẻ con, thành bài hát ca ngợi cô gái,... - Liệt kê, điệp từ, so sánh.
- Thanh âm biến hóa diệu kì, như mở ra cả không gian trước mắt người đọc.
- Ý nghĩa của bản nhạc:
+ Là món quà thể hiện sự yêu thương, quý mến, giữ chữ tín của nhà soạn nhạc lừng danh cho Đa-ni.
+ Là một kiệt tác nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà soạn nhạc, đem lại nhiều cảm xúc cho người nghe.
+ Là động lực khiến Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí.
→ Một món quà không nhất thiết phải có giá trị vật chất, món quà ý nghĩa là món quà được làm tận tâm, đem đến cho con người những giá trị tinh thần đích thực.
1.3. Tổng kết
- Về nội dung: Lẵng quả thông kể về câu chuyện món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc dành co Đa-ni vào năm 18 tuổi. Câu chuyện khẳng định giá trị tinh thần của những món quà cùng cách tặng quà và nhận quà.
- Về nghệ thuật: Truyện ngắn với lối viết rất thơ, kết hợp cùng các biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê, điệp.
Bài tập minh họa
Bài tập: Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích Lẵng quả thông.
a. Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ lại văn bản Lẵng quả thông thâu tóm nội dung chính.
- Liệt kê các sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn theo đúng thứ tự trong văn bản.
b. Lời giải chi tiết:
- Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.
- Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.
- Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.
- Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.
- Cô đúng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản Lẵng quả thông.
+ Biết cách tặng quà và nhận quà.
Soạn bài Lẵng quả thông
Bài học Lẵng quả thông đã mang đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách tặng và quà và nhận quà để đẹp lòng mọi người. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây:
Hỏi đáp bài Lẵng quả thông Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Lẵng quả thông
Văn bản Lẵng quả thông nhằm giúp các em có thái độ trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu Lẵng quả thông:
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247