YOMEDIA
NONE

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Ngữ văn 12

Mời các em đến với phần hướng dẫn soạn bài sau đây để biết cách vận dụng kiến thức đã học vào luyện tập các bài tập liên quan nhằm củng cố lại kĩ năng làm bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học tóm tắt.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước tiến hành bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

2.1. Tìm hiểu đề

  • Vấn đề nghị luận (luận đề, luận điểm).
  • Xác định các thao tác nghị luận.
  • Phạm vi dẫn chứng (tư liệu).

2.2. Lập dàn ý

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt vấn đề.
    • Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
  • Thân bài:
    • Giải thích, làm rõ vấn đề:
      • Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. 
      • Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. 
    • Bàn bạc, khẳng định vấn đề:
      • Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
      • Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
      • Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
  • Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
  • Kết bài:
    • Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
    • Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

2.3. Tiến hành viết bài

2.4. Kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)

3. Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Câu 1:

Đề bài:

Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

Gợi ý làm bài:

a. Tìm hiểu đề

  • Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
  • Nội dung:
    • Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác.
    • Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học.
  • Phạm vi tư liệu:
    • Tác phẩm Thạch Lam.
    • Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.

b. Lập dàn ý

  • Mở bài
    • Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
    • Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
  • Thân bài
    • Giải thích về ý nghĩa câu nói:
      •   Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
    • Bình luận và chứng minh ý kiến:
      • Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
        •  Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
        •  Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
      • Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....)  để chứng minh 2 nội dung:
        •  Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
        •  Tác dụng giáo dục con người của văn học 
  • Kết bài
    • Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
    • Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
      • Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
      • Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.

Câu 2:

Đề bài:

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.  

Gợi ý làm bài:      

  • Mở bài
    • Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
    • Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
  • Thân bài:
    • Giải thích ý kiến trên 
    • Bình luận và chứng minh:
      • Thơ T.H thể hiện thành công những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, thể hiện nhiệt tình cách mạng.
      • Các chặng đường thơ của TH luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc.
      • Thơ tố hữu rất đậm đà tính dân tộc.
      • Thơ tố hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người ⇒ tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc, đời sống dân tộc trên con đường lớn cách mạng.
  • Kết bài:
    • Khẳng định ý kiến của HT phù hợp với thực tế sáng tác của TH
    • Thơ TH là thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng.

Để nắm được các nội dung của bài học, các em có thể tham khảo bài giảng Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

  • Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn một con người

    nhà văn Anatole France từng nói:"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn tâm hồn một con người."từ đó,trình bày cảm nhận của mình về tâm hồn Nguyễn Du qua "Chí khí anh hùng","Nỗi thương mình",Nguyễn Trãi qua "Cảnh ngày hè",Nguyễn Bỉnh Khiêm qua "Nhàn'

    E cần gắp lắm ạ

  • Bàn về Văn học và tình thương

    Văn học và tình thương

  • Bàn luận về Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo...

    "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có phong cách riêng, nổi bật. Tức là có nét gì đó của riêng mình, mới lạ, thể hiện trong tác phẩm của mình."

    Em hiểu gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ bằng một số tác phẩm văn học mà em yêu thích (truyện, thơ của chương trình lớp 8, lớp 9)

  • Bàn luận về Thơ là hình thức sáng tác văn học...

    "thơ là hình thức sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống qua nhiều cảm xúc dạt dào những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng." Bằng hiểu biết của em về thơ mà em đã học, đã đọc hãy làm sáng tỏ.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF