YOMEDIA
NONE

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận giúp các em học sinh thấy được vai trò và hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận và luyện tập câu 1 và câu 2 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận tóm tắt.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
  • Việc vận dụng phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
  • Cần vận dụng  hợp lí và khéo léo các phương thức biểu đạt để có thể giúp bài văn trở nên đặc sắc, có sức hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

3. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Câu 1: Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận 

a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:

  • Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn.

b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần:

  • Xác định vai trò chủ đạo của phương thức biểu đạt nghị luận.
  • Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác một cách hợp lý, khéo léo, xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
  • Ví dụ : "Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ. Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường. Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi. Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp!"

Câu 2: Đưa yếu tố  thuyết minh vào bài văn nghị luận

  • Đoạn trích là một văn bản nghị luận  về vấn đề: Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
  • Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
  • Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận.

⇒ Thuyết minh cũng là yếu tố cần thiết trong văn nghị luận. Vận dụng phương thức thuyết minh một cách hợp lý sẽ tăng sức thuyết phục của bài văn.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận ngắn đề phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề: "Nhà văn mà tôi hâm mộ" do Câu lạc bộ văn học của trường tổ chức.

  • Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
    • Lựa chọn nhà văn mà em hâm mộ.
    • Giới thiệu những nét chính về cuộc đời con người, các hoạt động xã hội và sáng tác của nhà văn đó?
    • Vì sao mà em hâm mộ nhà văn đó?
      • Nhà văn đó có những cống hiến gì cho nền văn học nước nhà?
      • Sự nghiệp sáng tác có gì đặc biệt?
      • Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật.
    • Ước muốn, nguyện vọng của anh chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ.
  • Lưu ý bài văn phải vận dụng những phương thức biểu đạt mà mình thấy cần thiết.

⇒ Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc và nắm vững. Đưa ra những ý kiến nhận định, đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

Để thấy được vai trò và hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo

bài giảng Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng các phương thức đó.

b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc cả bốn phương thức nói trên.

Gợi ý làm bài

  • Cả 2 nhận xét trên đều đúng vì:
    • Nếu một tác phẩm nghị luận chỉ đơn thuần sử dụng phương thức nghị luận sẽ rất nhàm chán, đơn điệu, khô khan, thiếu sinh động,…
    • Bài văn nghị luận sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động, có sức thuyết phục cao nếu chúng ta biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt một cách hợp lí.

Câu 2: Viết một bài (hoặc một đoạn) văn nghị luận về vấn đề an toàn thực phẩm trong đó nhất thiết phải vận dụng kết hợp ít nhất một trong bốn phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề an toàn thực phẩm.

b. Thân bài

  • Giải thích vấn đề:
    • An toàn thực phẩm là gì?
    • Thực phẩm bẩn là gì?
    • Thực phẩm sạch là gi?
  • Nêu hiện trạng hiện nay:
    • Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày.
    • Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại.
    • Vấn đề an toàn thực phẩm không còn là vấn đề xa lạ.
    • Mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
    • Ví dụ minh họa: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; trái cây nhúng hóa chất…
  • Nguyên nhân dẫn đến các thực phẩm bẩn, không an toàn:
    • Do vấn đề lợi nhuận.
    • Nghĩ đến sức khỏe của mình, xem thường sức khỏe người khác.
    • Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
    • Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước đến không khí.
    • Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc của người tiêu dùng.
    • Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng của người tiêu dùng.
    • Chưa có biện pháp xứng đáng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn.
    • Chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan chính quyền.
  • Hậu quả
    • Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
    • Tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng.
    • Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
  • Giải pháp
    • Nâng cao ý thức, tuyên truyền về về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội.
    • Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn.
    • Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm đối với cuộc sống của con người hiện nay.
NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF