YOMEDIA
NONE

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11

Bài soạn Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học sẽ giúp các em có thêm gợi ý cho các đề văn trong SGK và củng cố lại những kiến thức cần thiết trước khi viết bài viết. Hi vọng, bài soạn sẽ đem đến cho các em những kiến thức bổ ích và thú vị. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Những kiến thức trọng tâm về các kĩ năng làm văn đã học như:
    • Phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận
    • Thao tác lập luận so sánh
    • Thao tác lập luận bác bỏ
  • Một số kiến thức về các tác phẩm văn học và các đề văn mẫu
  • Những hướng dẫn gợi ý làm bài

2. Hướng dẫn luyện tập

Đề 1: Người xưa có câu:"Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Gợi ý trả lời

Đề 1:

  • Mờ bài:
    • Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". 
    • Mở ra hướng làm bài (theo cách nhìn nhận của cá nhân về vấn đề)
  • Thân bài
    • Làm rõ quan điểm của người xưa qua câu nói "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
      • Câu nói “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”: thể hiện cách đánh về giá trị “Truyện Kiều” của các nhà nho đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến.
      • Theo các nhà nho, Thúy Kiều có những hành động ứng xử trái với lễ giáo phong kiến, chẳng có “hiếu hạnh, tiết nghĩa” gì cả.
      • Chưa được phép cha mẹ mà Thúy Kiều đã chủ động dở rào ngăn tường đến với Kim Trọng, dám “Xăm xăm bang lối vườn khuya một mình” để gặp người yêu bà cùng thề nguyền.
      • Cuộc sống của Thúy Kiêu ở lầu xanh; tấm thân qua tay nhiều người còn gì phẩm tiết. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ phê phán Thúy Kiều: Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải. Tấm thân tàn đen bán lại chốn thanh xuân Bấy giờ Kiều còn hiểu vào đâu Mà bướm chán ông chường cho đến thế? (Vịnh Thúy Kiều)
    • Ý kiến của cá nhân:
      • Câu nói trên thể hiện cái nhìn sai lệch về Truyện Kiều
      • Đọc “Truyện Kiều” cần phải đứng trên quan điểm nhân sinh, quan điểm xã hội để thấy được giá trị đích thực của tác phẩm.
      • Thúy Kiều là cô gái đáng thương chứ không đáng trách (Nàng có đủ tài sắc, phẩm hạnh nhưng sống trong xã hội bất công tàn bạo cuộc đời nàng đầy đau khổ, phong trần. Nàng cố gắng thoát khỏi cuộc sống ô nhục, nhưng mỗi lần vươn lên lại bị xã hội lọc lừa, xảo trá dìm đạp xuống đáy cùng bi kịch). 
      • Truyện Kiều thể hiện sự cảm thông, thương xót trước nỗi đau của con người, lên án các thế lực tàn bạo chà đạp vùi dập con người.
  • Kết bài:
    • Khẳng định lại ý kiến của cá nhân đối với câu nói trên
    • Đánh giá và trình bày suy nghĩ tâm đắc của bản thân.

Đề 2: 

  • Mở bài:
    • Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo và tác giả Nam Cao
    • Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng nhân vật Chí Phèo
  • Thân bài: (Có thể phân tích cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn)
    • Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng. Hắn là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những mơ ước giản dị và lương thiện.
    • Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông rồi đẩy đi tù. Ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách. Hắn say triền miên. Hắn giao tiếp với mọi người bằng tiếng chửi. Thậm chí, từ kẻ thù, hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những cuộc tranh chấp ở làng, ...
    • Nhưng hắn chưa mất hẳn nhân tính. Tình yêu mộc mạc giản dị với thị Nở đã đánh thức con người lương thiện ở Chí. Hắn vùng lên giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong bế tắc.
    • Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo.

⇒ Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước kia.

  • Kết bài 
    • Đánh giá về hình tượng nhân vật
    • Trình  bày cảm nghĩ cá nhân về nhân vật

Đề 3:

  • Mở bài 
    • Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù và tác giả Nguyễn Tuân
    • Giơi thiệu nhân vật: Huấn Cao và viên quản ngục
  • Thân bài: (Các em có thể phân tích theo gợi ý sau)
    • Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao.
      • Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức. (Các em có thể dựa vào đoạn trích “… Rồi đến một  hôm… Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngời đừng đặt chân vào đây”.
      • Thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)
    • Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết. (Các em có thể dựa vào đoạn: “… Một người tù cổ đeo gông… ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.)
      • Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước – Vì sao?)
    • Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.
  • Kết bài
    • Đánh giá, nhận xét về thái độ của hai nhân vật qua đoạn trích
    • Nêu cách nhìn nhận của mỗi cá nhân

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học để chuẩn bị bài tốt hơn.

3. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

  • Cảm nhận về hai đoạn Lớp lớp mây cao... có chở trăng về kịp tối nay

    Viết giùm bài này cho mình. Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:
    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
    Lòng quê dợn dợn vời con nước,
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."- Tràng Giang-Huy Cận

    "Gió theo lối gió, mây đường mây
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
    Có chở trăng về kịp tối nay?'-Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF