YOMEDIA
NONE

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) - Ngữ văn 10

Để giúp các em nắm được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và giải quyết các bài tập trong SGK, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) dưới đây.

 

1. Tóm tắt kiến thức bài học

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) chương trình chuẩn

Câu 1: Đọc đoạn Nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi.

Ngữ liệu SGK trang 127

a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

  • Tính cụ thể: người viết phân thân đối thoại trong thời gian, không gian cụ thể
  • Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán
  • Tính cá thể: Ngôn ngữ trong đoạn trích là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú

b. Theo anh (chị) ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình

  • Ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân vì:
  • Tìm tòi từ ngữ để thể hiện sự việc, tình cảm cụ thể
  • Tìm tòi từ ngữ để diễn đạt đúng phong cách ghi nhậy ký: ngắn gọn mà đầy đủ.

Câu 2: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau đây:

- Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

  • Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong các câu ca dao:
    • Từ xưng hô: mình, ta, cô, anh
    • Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ chăng.../ Hỡi cô yếm trắng...
    • Lời nói hằng ngày: Mình về/ ta về/ Lại đây... với anh

Câu 3: Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

Ngữ liệu SGK trang 127

  • Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng theo nình thưc hội thoại có hô - đáp, có luân phiên lượt lời, nhưng lời nói được sắp xếp theo kiểu:
    • Có đối chọi: "Tù trưởng các nguơi đã chết, lúa các ngươi đã mục"
    • Có điệp từ điệp ngữ: "ai chăn ngựa hãy đi...", "ai giữ voi hãy đi"...
    • Có nhịp điệu theo câu hay theo ngữ đoạn.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) để nắm vững hơn các kiến thức cần thiết trước khi đến lớp.

3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) chương trình Nâng cao

Câu 1: Đọc hai đoạn trích sau và cho biết có những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào (về từ ngữ, về kiểu câu, về biện pháp tu từ) là nét riêng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Tao mét má nghen! Má ơi thằng Bình nó cởi truồng nè má!

- Chị Hai cho em đi với!

- Tao đi đái chứ đi đâu mà theo!

- Cho em một trái.

- Trái gì, tao làm gì có mà cho.

(Nguyễn Thi - Mẹ vắng nhà)

- Hôm nay sao u về muộn thế? Làm tôi đợi nóng cả ruột.

- Có việc gì thế vậy? (...)

- Thì u hẵng vào trong nhà đã nào (...)

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.

- U đã về ạ! (...)

- Kìa nhà tôi nó chào u (...)

- Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả. (...)

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

(Kim Lân  - Vợ nhặt)

Gợi ý:

  • Từ ngữ: tao, mét, má, đái, trái, u, hẵng vào, lên giường lên diếc, nhà tôi
  • Về kiểu câu: dùng câu nghi vấn, cảm thán, dùng kết cấu thì đặt ở đầu câu:
    • Tao mét má nghen! Má ơi thằng Bình nó cởi truồng nè má!, Có việc gì thế vậy?, Thì u hẵng vào trong nhà đã nào,...
  • Về biện pháp tu từ: dùng lối "iếc hóa": lên giường lên diếc 

Câu 2: Trong giao tiếp hằng ngày, để biểu thị sự chắc chắn ở mức độ cao, người Việt có thể dùng những lối diễn đạt rất sinh động. Chẳng hạn, để nói rằng ngày mai chắc chắn trời mưa, chúng ta có thể nói:

- Mai mà không mưa thì tôi đi đằng đầu.

- Gì thì gì mai cũng mưa.

Hãy tìm những cách diễn đạt tương tự.

Gợi ý:

  • Các em tự sưu tầm từ những cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh.

Câu 3: Thử ghi lại cuộc trò chuyện thân mật giữa anh (chị) với một nhóm bạn cùng lớp trong giờ nghỉ giải lao. Hãy chỉ ra những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện trong văn bản vừa ghi.

Gợi ý:

  • Ví dụ:

An: Bình, mai mày có qua nhà cái Lan học nhóm không vậy hả?

Bình: Tao hông đi cho tụi mày réo inh tai à!

Lan: Vậy mai tụi mày qua sớm, nhà có trái gì thì đem trái đó qua nhá!

Mai: Nhà tao chắc không có trái gì, đem bánh được hông mạy?

An: Thì có cái gì nhét mồm là được.

  • Phân tích:
    • Về ngữ âm, chữ viết: hông (biến âm của từ không) , nhá (biến âm của nhé), mạy (biến âm của mày).
    • Về từ ngữ: mày, tụi mày, tao, nhá, mạy.
    • Về kiểu câu: dùng các kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán (Bình, mai mày có qua nhà cái Lan học nhóm không vậy hả?; Vậy mai tụi mày qua sớm, nhà có trái gì thì đem trái đó qua nhá!; Nhà tao chắc không có trái gì, đem bánh được hông mạy?)

Câu 4: Khi làm bài văn nghị luận, anh (chị) có nên tuân theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không? Vì sao?

Gợi ý:

  • Khi làm bài văn nghị luận không nên tuân theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

4. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF