YOMEDIA
NONE

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung - Ngữ văn 10

Phần hướng dẫn soạn bài với các định hướng trả lời câu hỏi chi tiết sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của bài học Hồi trống Cổ Thành để vận dụng kiến thức vào giải quyết các dạng câu hỏi trong phần hướng dẫn luyện tập hoặc thực hành làm các mẫu đề văn khác nhau.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nội dung
    • Ngợi ca tấm lòng trung thực, ngay thẳng- một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi.
    • Khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công.
    • Ca ngợi tình anh em kết nghĩa vườn Đào của họ.
  • Nghệ thuật
    • Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được không khí chiến trận của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
    • Tình huống truyện mâu thuẫn, giàu kịch tính.
    • Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc.

2. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành chương trình chuẩn

Câu 1: Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

  • Trương Phi đã hùng hổ với ý định đâm chết Quan Công vì:
    • Trương Phi đang có những hiểu lầm đối với Quan Công.
    • Trương Phi vốn là một con người nóng nảy và rất cương trực. Vốn mang sẵn hiềm nghi, khi gặp lại, nghe thấy lời nói của Quan Công “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?” thì lại càng giận dữ hơn. Trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, đã phản bội còn rêu rao “nghĩa vườn đào” là hoàn toàn không xứng, là phỉ nhổ, đáng giết.
    • Trương Phi là một võ tướng ngay thẳng, bộc trực không chấp nhận sự quanh co, lắt léo không rõ ràng, càng không chấp nhận sự phản bội. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương Phi là người trọng nghĩa khí, quý tình anh em, căm ghét những kẻ bất trung, bất nghĩa. 

Câu 2: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là“Hồi trống cổ thành”?

  • Chữ "hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo.
    • Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
    • Hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương Phi, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dồn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.

⇒ Chính vì vậy, đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ thành là rất phù hợp với nội dung đoạn trích.

Câu 3: Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

  • Ý kiến trên là có lí. Vì:
    • Trương Phi là một con người có cá tính bộc trực, ngay thẳng không chấp nhận sự bất trung, bất nghĩa, càng không chấp nhận trắng đen không rõ ràng. Trong trích đoạn “Hồi trống Cổ thành” hình ảnh của Trương Phi hiện lên như một con người nóng nảy, có phần gàn dở nhưng ta có thể thấy rõ được nguyên nhân khiến cho Trương Phi trở nên như vậy:
      • Do bản tính bộc trực, nóng nảy của Trương Phi, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn vì vậy mà khi nghe tin Quan Công bội ước, phản bội lại tình huynh đệ thì đã có suy nghĩ chém chết Quan Công.
      • Lời nói đầy ngụ ý của Quan Công càng khiến Trương Phi tức giận vì bản tính của nhân vật này là không thích sự vòng vo, không rõ ràng. Là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. 
    • Đối tượng mà Trương Phi đang muốn trừng phạt là người huynh đệ kết nghĩa thân thiết với Trương Phi, vì vậy mà sự nóng nảy ở đây hoàn toàn không phải sự ngu ngốc, gàn dở mà là sự nóng lòng muốn xác thực trái sai, đen trắng.

⇒ Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muôn biết sự thật” đều không đúng. Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).

Câu 4: Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc? Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

  • Hồi trống mà Trương Phi gióng lên đẩy tình huống đến đỉnh cao của kịch tính, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca
  • Là biện pháp giải quyết duy nhất trong quan hệ đầy mâu thuẫn của Trương Phi và Quan Công lúc bấy giờ.
  • Tam Quốc hấp dẫn người đọc bởi chính những tình tiết kịch tính,  những màn giao đấu đầy căng thẳng, kịch liệt giữa các bên tham chiến, vì vậy, lấy hành động chém Sái Dương làm biện pháp giải quyết là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được đặc trưng của Tam quốc. Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc"

→ Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồi trống Cổ Thành để nắm vững hơn những nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành chương trình Nâng cao

Câu 1: Căn cứ vào mục 2 phần Tiểu dẫn, hãy nêu lên những tình tiết quan trọng diễn ra ngay trước đoạn trích rồi tóm tắt câu chuyện diễn ra trong đoạn trích.

Gợi ý:

  • Những tình tiết quan trọng diễn ra ngay trước đoạn trích:
    • Nhóm Lưu Bị mượn cớ đi đánh Viên Thuật và ở luôn lại Từ Châu.
    • Tào Tháo kéo quân về Từ Châu diệt Lưu Bị.
    • Lưu Bị và Trương Bị chạy trốn được, còn Quan Vũ và hai người vợ của Lưu Bị bị quân Tào bắt được.
    • Quan Vũ và hai người vợ của Lưu Bị đi tìm Lưu Bi, đang trên đường đi thì tới được Cổ Thành và gặp Trương Phi tại đây. 

Câu 2: Câu nói nào của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận? Vì sao?

Gợi ý:

  • Câu nói "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?" của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận. Vì Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa đầu hàng quân Tào và được phong hầu tứ tước.

Câu 3: Tại sao đoạn trích lại được đặt tên là Hồi trống Cổ Thành? Hồi trống ở đây có gì khác so với những hồi trống trận mà anh (chị) đã học, đã thấy trong truyện cổ, phim ảnh Trung Quốc? Nhờ đâu chỉ với một hổi trống, Quan Công đã thực hiện được đòi hỏi ngặt nghèo của Trương Phi?

Gợi ý:

  • Chữ “hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hổi trống cũng không phải chỉ thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dổn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Cho nên. ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng eám thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.
  • Quan Công đã thực hiện được đòi hỏi ngặt nghèo của Trương Phi vì muốn nhanh chóng giải được nỗi oan của lòng mình với người huynh đệ.

Câu 4: Hãy phân tích tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích. Những biện pháp nào được dùng để khắc họa tính cách nhân vật Trương Phi?

Gợi ý:

  • Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy, cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương Phi là người trọng nghĩa khí, quý tình anh em.
  • Quan Công là người trung nghĩa, khiêm nhường tài trí và sự dũng mãnh.
  • Những biện pháp được dùng để khắc họa tính cách nhân vật Trương Phi: 
    • Tạo hai cách miêu tả ngược nhau: một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng,... luôn đòi chém đầu Vân Trường để trả thù kẻ phản bội, ngược với Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật, nước mắt chảy ròng và quỳ lạy nghĩa huynh. Hai mặt mâu thuẫn ấy của tính cách làm cho câu chuyện có kịch tính nhưng rất hợp lí và sinh động.

    • Phương pháp miêu tả thái cực: các nét tính cách đều được đẩy đến mức tuyệt đối, cực đoan - Trương Phi nóng nảy hết mức, nhưng cũng rất giàu tình cảm.

    • Miêu tả gián tiếp qua hồi trống: Hồi trống cổ thành trở nên xúc động lòng người vì nó dồn hết tình cảm, tâm trạng của Trương Phi với biết bao hờn giận vì hiểu lầm, sự xót xa vì thất tán, cùng tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết của ba anh em kết nghĩa vườn đào...

Câu 5: Có thể xem Cổ Thành là " cửa ải thứ sáu" không? "Vật chướng ngại" ở đây là gì? Vì sao từ một hiểu lầm cá nhân, tác giả đã đặt ra và giải quyết hoàn hảo một vấn đề hệ trọng và có ý nghĩa phổ biến? Đó là vấn đề gì?

Gợi ý:

  • Có thể xem Cổ Thành là " cửa ải thứ sáu" và Trương Phi là một chướng ngại vật mà Quan Công cần vượt qua để chứng minh sự trong sạch của mình.

Câu 6: Đoạn trích có khá nhiều tình tiết bất ngờ thú vị. Hãy chỉ ra vài tình tiết tiêu biểu và phân tích tính hợp lí cũng như ý nghĩa của các tình tiết ấy. (Nên tập trung phân tích chi tiết Sái Dương xuất hiện và chi tiết Trương Phi khóc)

Gợi ý:

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.

  •  Nội dung đoạn trích khi kể cần đảm bảo:
    • Quan Vũ đi qua Cổ thành, nghe tin Trương Phi ở đấy, rất mừng rỡ.
    • Trương Phi nghe tin thất thiệt, ngỡ Quan Vũ hàng Tào, cả giận đem nghìn quân ra cửa Bắc “hỏi tội” Vân Trường.
    • Cam phu nhân và Mi phu nhân can ngăn, nhưng Trương vẫn không tin.
    • Trương Phi quát mắng, kể tội Vân Trường.
    • Vân Trường đối chất với Trương Phi.
    • Sái Dương đuổi theo Vân Trường để trả thù. Vân Trường chém đầu Sái Dương.
    • Vân Trường bắt một tên lính cầm cờ hiệu hỏi, biết rõ đầu đuôi. Qua việc tra hỏi tên lính này, mối nghi ngờ của Trương Phi mới được giải toả.
    • Trương Phi khóc, lạy Vân Trường. Anh em đoàn viên.

Câu 2: Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào? 

  • Nóng nảy, cương trực, nhưng ngay thẳng, đường hoàng, trung thực
    • Khi nghe tin Tôn Càn nói Vân Trường đưa hai chị đến, “Trương Phi không nói không rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm...”. Trương Phi xưng hô “mày - tao” và đòi tử chiến.
    • Ra điều kiện và gióng trống để cho Quan Công giao chiến. 
  •  Trọng nghĩa khí, giàu tình cảm
    • Khi Quan Vũ chứng minh lòng trung thực của mình, chém đầu Sái Dương rơi xuống đất, nhất là khi nghe tên lính Tào và hai phu nhân kể lại Trương Phi đã khóc lạy Vân Trường.

Câu 3: Tính cách và nghệ thuật miêu tả của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?

 

Trương Phi

Quan Công

Tính cách

  • Nóng nảy, cương trực
  • Nông nổi, mù quáng
  • Giàu tình cảm, biết nhận lỗi khi biết mọi sự chỉ là hiểu lầm
  • Trung nghĩa, khiêm nhường
  • Tỉnh táo, sáng suốt, biết nhận định tình huống, thời thế
  • Bình tĩnh, chứng minh trong sạch bằng hành động

Nghệ thuật miêu tả

  • Tạo hai cách miêu tả ngược nhau:
    • Một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng.
    • Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật.

→ Hai mặt mâu thuẫn ấy của tính cách làm cho câu chuyện có kịch tính nhưng rất hợp lí và sinh động.

  • Phương pháp miêu tả thái cực: các nét tính cách đều được đẩy đến mức tuyệt đối, cực đoan → Trương Phi nóng nảy hết mức, nhưng cũng rất giàu tình cảm.
  • Miêu tả gián tiếp qua hồi trống.
  • Tác giả đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
  • Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, hành động. Đặc biệt là qua hành động. 
  • Được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Vân Trường được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.

 

5. Một số bài văn mẫu về bài Hồi trống Cổ Thành

Để nắm vững hơn nội dung bài Hồi trống Cổ Thành, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

6. Hỏi đáp về bài Hồi trống Cổ Thành

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF