YOMEDIA
NONE

Lịch sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000


Học 247 giới thiệu đến các em học sinh bài: Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. Các em dễ dàng nắm bắt được các kiến thức về quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những điểm lớn của mỗi giai đoạn 1919 đến 2000

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử

1. Giai đoạn 1919 – 1930

  • Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ 2, xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
  • 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, từ đó Cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và lãnh đạo cách mạng

2. Giai đoạn 1930 – 1945

  • Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo cao trào CM 1930 -1931, sau đó bị địch dìm trong máu lửa. Nhưng đó là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Cach mạng tháng Tám 1945.
  • Sau phong trào tạm lắng 1932 -1935, cách mạng được khôi phục bùng lên lên với khí thế mới.
  • Cao trào dân chủ 1936 – 1939, chống bọn phản động thuộc địa đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
  • Cao trào này Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của Cách mạng tháng Tám 1945.
  • Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật vào Đông Dương.
  • 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân cơ hội đó, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
  • 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945 – 1954

  • Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.
  • 19/12/1946, Đảng phát động toàn dân đứng lên kháng chiến với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) chấn động địa cầu. 
  • Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.

4. Giai đoạn 1954 – 1975

  • Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
  • Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
  • Miền Bắc xây dựng CNXH.
  • Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
  • Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.

5. Giai đoạn 1975 đến nay

  • Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
  • 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
  • Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng CSVN.
  • Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
  • 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
  • Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
  • Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.

1.2. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên

1. Nguyên nhân thắng lợi

  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
  • Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
  • Đến 12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
  • Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.

2. Bài học kinh nghiệm

  • Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
  • Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng.
  • Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập trang 183 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 121 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 121 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 119 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 121 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 121 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.7 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.8 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.9 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.10 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 122 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 123 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 34 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF