YOMEDIA
NONE

Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh


Bài học sau đây sẽ cung cấp cho các em học sinh những diễn biến của bối cảnh thế giới trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Trong đó, tồn tại những mâu thuẫn, đối đầu và xu thế hòa hoãn của Đông và Tây.

 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh

  • Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mĩ  chuyển từ liên minh chống phát xít nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và tình trạng chiến tranh lạnh.
  • Nguyên nhân:
    • Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
    • Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
    • Mĩ:
      • Ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
      • Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn  của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Đông Âu sang Đông Á.
      • Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
  • Diễn biến chiến tranh lạnh
    • 12/03/1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
      • Học thuyết Truman:
        • Củng cố chính quyền phản động và  đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ  Nhĩ Kỳ.
        • Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.
      • “Kế hoạch Mác san” (06/1947):
        • Viện trợ 17 tỷ đô la, Mĩ giúp Tây Âu khôi phục kinh tế
        • Tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.
    • Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO )
    • Ngày 4-4-1949, tại Oasinhtơn, Mĩ và 11 nước phương Tây kí hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
    • Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
    • Tháng 1/1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN
    • Tháng 5/1955 Liên Xô các nước Đông Âu  thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.
    • Sự ra đời của NATO, Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.

1.2. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ

  • Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu mỗi và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.
  • Diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa – tư tưởng...

- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954)

  • Sau CTTG II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, tiến hành cuộc xâm lược ba nước: Việt Nam, Campuchia, Lào.
  • Nhân dân Đông Dương kiên cường kháng chiến chống Pháp.
  • Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • Từ 1950, khi Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
  • Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17.

- Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

  • Sau CTTG II, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, Mĩ  chiếm đóng  miền Nam, lấy  vĩ tuyến 38 làm giới tuyến.
  • Năm 1948, hai miền Nam và  Bắc, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ, Đại Hàn dân quốc (8/1948) và Cộng hòa DCNH Triều Tiên (9/1948).
  • Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên có sự chi viện của Trung Quốc Và Liên Xô (miền Bắc) và Mĩ (miền Nam).
  • 27/7/195, Hiệp định đình chiến được kí kết, theo đó vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa hai miền.

- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

  • Sau 1954, Mĩ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
  • Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm đẩy lùi phong trào GPDT và làm suy yếu phe XHCN.
  • Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
  • Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ bị phá sản, Mĩ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam.
  • Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ.

1.3. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

  • Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây:
    • Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mĩ.
    • Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký  kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
    • 1972, Xô - Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)
    • Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã ký Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc  trong quan hệ  giữa các quốc gia, sự hợp tác giữa các nước, giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
    • Từ đầu những năm 70, Xô – Mĩ tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – KHKT, thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
  • Chiến tranh lạnh kết thúc
    • Tháng 12/1989, tại Manta (Địa Trung Hải ), Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
    • Nguyên nhân:
      • Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
      • Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu
      • Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
      • Xô - Mĩ  thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
    • Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…

1.4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

  • Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
  • Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể
  • 01/07/1991, Tổ chức Varsava ngừng hoạt động.
  • Thế “hai cực” của hai siêu cường không còn nữa, Mĩ là "cực" duy nhất còn lại.
  • Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:
    • Trật  tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới đang dần hình thành theo xu hướng "đa cực".
    • Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế
    • Mĩ ra sức thiết lập một trật tự thế giới  “một cực” để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được.
  • Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài ở Bancăng, châu Phi, Trung Á.
  • Vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
  • Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

2. Luyện tập và củng cố

Các em học sinh cần nắm những nội dung về: 

  • Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.
  • Xu thế hoàn hoãn Đông - Tây
  • Thế giới sau chiến tranh lạnh 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 59 SGK Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập Thảo luận trang 62 SGK Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập Thảo luận trang 64 SGK Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập Thảo luận trang 65 SGK Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 1 trang 65 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 65 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 46 SBT Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 2 trang 48 SBT Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 3 trang 48 SBT Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 4 trang 49 SBT Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 5 trang 49 SBT Lịch sử 12 Bài 9

Bài tập 6 trang 49 SBT Lịch sử 12 Bài 9

3. Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF