YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII


Ở chương II chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ X - XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đã làm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 21 Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập

a. Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập

  • Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
  • Biểu hiện:
    • Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
    • Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
    • Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

b. Chính sách của nhà Mạc

  • Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
  • Tổ chức thi cử đều đặn.
  • Xây dựng quân đội mạnh.
  • Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
  • Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối.
  • Nhà Mạc bị cô lập.

1.2. Đất nước bị chia cắt

a. Chiến tranh Nam - Bắc triều 1545 – 1592

  • 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
  • 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
  • Hai tập đoàn phong kiến  đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.

b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672

  • Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
  • Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
  • Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
  • Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
  • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
  • Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.

1.3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

  • Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
  • Chính quyền trung ương gồm:
    • Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp
    • Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp  cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách  của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo  việc thực hiện.
    • Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
    • Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
    • Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).
  • Quân đội gồm:
    • Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh
    • Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
  • Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.

1.4. Chính quyền ở Đàng Trong

  • Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
  • Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là Chính dinh, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII, Phú Xuân (Huế) là trung tâm của Đàng Trong.
  • Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.
  • Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
  • Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi
  • Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.
  • 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
  • Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập
  • Đất nước bị chia cắt
  • Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 110 SGK Lịch sử 10

Bài tập 2 trang 110 SGK Lịch sử 10

Bài tập 3 trang 110 SGK Lịch sử 10

Bài tập 4 trang 110 SGK Lịch sử 10

Bài tập Thảo luận trang 108 SGK Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập Thảo luận trang 109 SGK Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập Thảo luận 1 trang 110 SGK Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 110 SGK Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 1 trang 98 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 2 trang 99 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 3 trang 99 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 4 trang 100 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 5 trang 100 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 6 trang 101 SBT Lịch sử 10 Bài 21

Bài tập 7 trang 102 SBT Lịch sử 10 Bài 21

3. Hỏi đáp Bài 21 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF