YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo


Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo giúp các em tìm hiểu lao động tự giác và lao động sáng tạo để từ đó các em các em có thái độ nghiêm túc trong lao động. Và có thái độ tôn trọng sản phẩm lao động, tôn trọng những người lao động. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này. 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm

  • Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội loài người.

a. Lao động tự giác

  • Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
    • Ví dụ: 
      • Tự giác học bài, làm bài.
      • Đi học và về đúng giờ quy định.
      • Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

b. Lao động sáng tạo

  • Là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .
    • Ví dụ:
      • Tìm cách giải mới cho một bài toán.
      • Cải tiến phương pháp học tập.

→ Kết luận: Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ ý chí vượt khó, khiêm tốn học hỏi.

1.2. Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo?

  • Trong thời đại chúng ta đang sống là thời đại KHKT phát triển: 
  • Nếu không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.
  • Học sinh chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.
  • Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập. 
  • Nếu không tự giác sáng tạo sẽ không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.

1.3. Biểu hiện

  • Thực hiện tốt nhiệm vụ nội quy của người học sinh.
  • Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
  • Không đợi ai đôn đốc, nhắc nhở.
  • Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
  • Có thái độ nghiêm khắc quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân.
  • Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động.
  • Tiết kiệm để đạt năng suất, chất lượng cao.

1.4. Ý nghĩa

  • Lao động tự giác và sáng tạo giúp ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lao động sẽ ngày càng nâng cao.

1.5. Cách rèn luyện

  • Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập

Bài tập minh họa

Bài tập 1

Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời: 

  • Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

Bài tập 2

  • Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.
  • Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.

Trả lời:

  • Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
  • Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.

3. Luyện tập Bài 11 GDCD 8

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:

  • Khái niệm, nội dung, biểu hiện ý nghĩa của lao động tự giác, lao động sáng tạo

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A.

      Tự giác học bài, làm bài.

    • B.

      Đi học và về đúng giờ quy định.

    • C.

      Cải tiến phương pháp học tập.

    • D.

      Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

    • A. Tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.
    • B.

      Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập. 

    • C. Không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.
    • D. A, B, C
    • A. Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
    • B. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
    • C. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
    • D. A, C đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 30 SGK GDCD 8

Bài tập 2 trang 30 SGK GDCD 8

Bài tập 3 trang 30 SGK GDCD 8

Bài tập 4 trang 30 SGK GDCD 8

Giải bài 1 trang 40 SBT GDCD 8

Giải bài 2 trang 40 SBT GDCD 8

Giải bài 3 trang 41 SBT GDCD 8

Giải bài 4 trang 41 SBT GDCD 8

Giải bài 5 trang 41 SBT GDCD 8

Giải bài 6 trang 41 SBT GDCD 8

Giải bài 7 trang 41 SBT GDCD 8

Giải bài 8 trang 42 SBT GDCD 8

Giải bài 9 trang 42 SBT GDCD 8

Giải bài 10 trang 42 SBT GDCD 8

4. Hỏi đáp Bài 11 GDCD 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF