YOMEDIA

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn lần 1 - THPT Lương Ngọc Quyến

Thời gian làm bài: 180 phút Số lượng câu hỏi: 10 câu Số lần thi: 2
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 ĐIỂM)

    Anh/chị  hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.                                                                                                                            

                                Những mùa quả mẹ tôi hái được

                                Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

                                Những mùa quả lặn rồi lại mọc

                                Như mặt trời, khi như mặt trăng.

                                Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

                                Còn những bí và bầu thì lớn xuống

                                Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

                                Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

                                Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

                                Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái

                                Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

                                Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

            (Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).

    Câu 1: Mã câu hỏi: 18059

    Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • Câu 2: Mã câu hỏi: 18060

    Nêu nội dung chính của bài thơ?

  • Câu 3: Mã câu hỏi: 18061

    Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:

    “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”

  • Câu 4: Mã câu hỏi: 18062

    Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bộc lộ cảm xúc của anh/chị khi đọc hai câu thơ cuối bài.

  • Anh/chị hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

                 Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên sáng 9 - 1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc sắc: các ca khúc quen thuộc của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và những người biểu diễn thuộc nhiều thế hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân khấu xuống hàng ghế khán giả.

                 Tất cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi mươi từ mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát “hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào”, cùng một ánh mắt bừng sáng…

              Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối lí tưởng được thể hiện rất rõ.

                 (Dẫn theo Phạm Vũ, Chờ ở tuổi trẻ, http://www.tuoitre.vn, ngày 10-1-2015)

    Câu 5: Mã câu hỏi: 18063

    Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

  • Câu 6: Mã câu hỏi: 18064

    Nêu những ý chính của đoạn văn?

  • Câu 7: Mã câu hỏi: 18065

    Chỉ rõ hiệu quả của những từ ngữ in đậm trong việc thể hiện ý chính của đoạn văn?

  • Câu 8: Mã câu hỏi: 18067

    Viết một đoạn văn ngắn (không quá 05 câu) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng của thế hệ cha, anh trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc?

  • PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

    Câu 9: Mã câu hỏi: 18068

    Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về  ý kiến trên. (3,0 điểm)

  • Câu 10: Mã câu hỏi: 18075

    Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

    Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

                               (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà  Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 - 192)

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF