YOMEDIA

Đề kiểm tra HK1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

Thời gian làm bài: 90 phút Số lượng câu hỏi: 0 câu Số lần thi: 7
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu):

 

  • Câu 1:

    Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

    • Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

      Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời
      Cho biển cả không còn hoang lạnh
      Đứa ở đồng chua
      Đứa ở đất mặn
      Chia nhau nỗi nhớ nhà
      Hoàng hôn tím ngắt ra khơi
      Chia nhau tin vui
      Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
      Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt
      Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
      Chúng tôi coi thường gian nan
      Dù đồng đội tôi, ngã trước miệng cá mập
      Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
      Ngày mai đảo sẽ nhô lên
      Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền
      Hoàng Sa, Trường Sa
      Những quần đảo long lanh như ngọc dát
      Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
      Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
      Đảo ơi, đảo ơi !

      (Đảo thuyền chài, 4 - 1982)
      (Trích "Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa,
      Trường Sa, NXB Văn học 2014, tr.51)

    Lời giải:

    Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do. (0.5 điểm)

  • Câu 2:

    Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 0.5 điểm)

    Lời giải:

    Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh "trần trụi giữa trời", "lều bạt", "gian nan", "có người ngã trước miệng cá mập", "có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn".
    + Nêu được 2 từ ngữ, hình ảnh được 0.25 điểm
    + Nêu được 4 - 5 từ ngữ, hình ảnh được 0.5 điểm

  • Câu 3:

    Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những hòn đảo long lanh như ngọc dát". (0.5 điểm)

    Lời giải:

    + Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (0.25 điểm)
    + Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của những hòn đảo và thể hiện niềm tự hào về biển đảo quê hương. (0.25 điểm)

  • Câu 4:

    Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? (Trình bày khoảng 4 - 6 dòng). (1 điểm)

    Lời giải:

    Thí sinh có thể trình bày theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về người lính biển qua đoạn thơ, nhưng phải gói gọn trong 4 – 6 câu và nhấn mạnh ý nghĩa chính, đó là: bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với những người lính đảo. (1 điểm)
    + Lưu ý: Nếu thí sinh viết nhiều hơn quy định, hoặc viết thành đoạn thì không chấm điểm.

  • Câu 5:

    Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

    Lời giải:

    a. Yêu cầu về kĩ năng:
    - Biết cách phân tích một bài thơ trữ tình (bài viết có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc phân tích nội dung và  nghệ thuật); kết cấu chặt chẽ, trình bày khoa học (đầy đủ 3 phần: Mở - Thân – Kết), diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    b. Yêu cầu về kiến thức:
    - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
    - Nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Sóng, hs có thể triển khai vấn đề theo cách riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo được các ý sau:
         + Bài thơ là sự song hành giữa hai hình tượng sóng và em.Sóng cũng là em mà em cũng là sóng.
         + Hai khổ đầu: diễn tả những trạng thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em. Sự phong phú, đa dạng trong bản thể của sóng đã giúp nhà thơ thể hiện được biết bao trạng thái, cảm xúc vô biên, vô tận trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Trái tim của người phụ nữ đang yêu luôn trăn trở, không chấp nhận những cái nhỏ hẹp, tầm thường, khát khao vươn tới cái cao cả, vươn tới một tình yêu đích thực, vĩnh hằng. Nhà thơ khẳng định  khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của con người.
          + Khổ 3, 4: tình yêu là một thế giới vô cùng bí ẩn, khó hiểu mà con người không giải thích được ngay cả em - người đang yêu, cũng không xác định được khởi nguồn của tình yêu.
          + Khổ 5, 6: Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết, cồn cào choáng đầy cả không gian, thời gian và chiếm trọn cả cõi vô thức. Mượn hình ảnh sóng vỗ vào bỡ, nhà thơ khẳng định tấm lòng son sắt, thủy chung.
         + Ba khổ cuối: Nhà thơ bộc lộ những suy tư, lo âu, trăn trở của mình trước cuộc đời bởi thi sĩ ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc. Để bất tử hóa tình yêu, nhà thơ đã tìm ra một phép màu đó là hòa tình yêu riêng tư vào  biển lớn tình yêu của cuộc đời.
    - Nghê thuật: Thể thơ năm chữ tự nhiên; giọng thơ chân thành, đằm thắm; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng; xây dựng hình tượng ẩn dụ;....
    - Đánh giá lại toàn bộ vấn đề vừa phân tích.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF